Đúng người thì thời điểm nào cũng không quan trọng

Đúng người ở đây là đúng giá (so với giá trị hay là market cap vs intrinsic value). Nếu đã mua/ đầu tư doanh nghiệp (dù doanh nghiệp đó business có ngon đến mức nào đi nữa) ở giá cao hơn nhiều so với giá trị thực (intrinsic value) (FPT ở thời điểm 2008) thì có thể trong trung -> dài hạn tỉ suất sinh lời chưa chắc hấp dẫn hoặc thậm chí có thể lỗ (tính chi phí vốn)

Để đầu tư cổ phiếu cần làm được 2 việc: (1) Hiểu business và (2) định giá doanh nghiệp (phân tích báo cáo tài chính/ modeling...)

Peter Lynch's lecture

(1) Hiểu business: mình thích cái triết lý đầu tư/ cách tiếp cận của Peter Lynch hơn Warren Buffet (chỉ vì của Peter Lynch phần nào đó dễ áp dụng hơn với nhà đầu tư cá nhân). Trong bài lecture trên, Mr Lynch đề cập đến việc gần như tất cả mọi người khi mua 1 sản phẩm gì đó từ quần áo đến tủ lạnh, tivi.. đều suy tính rất kỹ, so sánh giá cả,... nhưng khi đến cổ phiếu thì lại nghe tin đồn, nghe broker... để mua, thậm chí bỏ tiền nhiều hơn cả mua cái tủ lạnh vào 1 cổ phiếu mà họ không hiểu gì. 

Để hiểu được 1 business bất kỳ, cần nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, và mình hay thích đọc báo cáo của analyst/broker của FPTS để lấy thông tin (dĩ nhiên là còn các nguồn khác nữa), nhưng báo cáo ở đây khá là bài bản (không nhất thiết rằng phân tích đưa ra chuẩn/ hợp lý) vì báo cáo đưa ra các thông tin logic từ đầu vào, đầu ra, công nghệ của doanh nghiệp. Từ đó, mình có thể tự đưa ra phân tích/ kết luận của riêng mình.

Hiểu được business a.k.a hiểu được họ làm cái gì/ như nào/ đầu vào/ đầu ra... với mình đã đạt được 70-80% quá trình rồi.

(2) Định giá doanh nghiệp: để định giá được doanh nghiệp thì cần có những kiến thức cơ bản về kế toán, đọc hiểu báo cáo tài chính, phân tích các chỉ số, đầy đủ hơn nữa thì sẽ là mô hình định giá. Vì hiểu được business, nhìn được tiềm năng của ngành/ của doanh nghiệp mình quan tâm là 1 chuyện, nhưng đã overpay thì tỉ suất sinh lời dài hạn cũng không thực sự hấp dẫn (again FPT/ REE ở thời điểm 2008).

Vậy thì để tìm ra doanh nghiệp có tiềm năng, và ước lượng khoảng giá trị của 1 doanh nghiệp là 1 công việc tốn nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều kiến thức, mà đôi khi vẫn có thể sai (sai do thông tin không chính xác/ do khả năng nhận thức của người định giá...) nên cần có 1 biên an toàn  (margin of safety) như Mr Buffet là khoảng 30% chiết khấu với giá trị thực. 

Vậy nhà đầu tư cá nhân có thể tự đầu tư được không?

Trong video, Mr Lynch cũng đề cập đến vấn đến việc này, ông cũng nói rằng nhà đầu tư cá nhân có thể outperform các quỹ. Mình thì tóm gọn lại mấy ý (ngoài việc hiểu và định giá doanh nghiệp) để áp dụng cho cá nhân đấy là (1) tâm lý và (2) kỳ vọng trong dài hạn.

(1) Tâm lý: thị trường nói chung/ giá cổ phiếu sẽ luôn có biến động, có thể lên xuống ngắn hạn do tâm lý hưng phấn, sợ hãi mà chẳng cần 1 lý do logic nào cả. Nên đầu tư mà nói cái câu thị trường luôn đúng thì nói chung bỏ đi. Vì bạn chẳng bao giờ dự phóng được thị trường/ giá cổ phiếu biến động ngắn hạn (T+3, tuần, tháng) như nào cả, cái quan trọng là bạn hiểu được business đấy đến đâu và có overpay cho doanh nghiệp đó hay không, nên khi giá giảm mạnh không có nghĩa bạn sai, đó không chừng là cơ hội để mua thêm 1 phần của doanh nghiệp với giá hấp dẫn.

(2) Kỳ vọng: bạn không thể kỳ vọng cứ ăn bằng lần, lợi nhuận doanh nghiệp có thể tăng bằng lần trong khi mới thành lập (size nhỏ) nhưng càng to thì growth sẽ dần bé lại, giá trị doanh nghiệp cũng vậy, giá thì có thể swing và move up thoải mái, nhưng eventually sẽ về với giá trị. 

Vậy khi hiểu doanh nghiệp rồi, kiểm soát tâm lý kèm theo mức kỳ vọng trong dài hạn hợp lý thì dĩ nhiên có thể tự đầu tư và quản lý tài sản rồi.

Nhắc đến kỳ vọng, mình lại muốn nói sâu hơn đến 1 cái quỹ/ công ty, quỹ này đưa ra 2 mục tiêu (1) không lỗ năm nào (2) tỉ suất bình quân 40%/ năm. Đây là 2 mục tiêu cực kỳ bullshit và vô đạo đức. Đứng ở vị trí là 1 nhà đầu tư, thì dễ thấy việc average return là 30-40% là 1 cái misleading (nói nhẹ) còn nói nặng thì là lừa đảo. Không 1 ai có thể cam kết lợi nhuận được cả. Và Warren Buffet người mang lại tỉ suất bình quân 20% (trong khoảng 5x năm) đã được coi là khủng khiếp và ông cũng chẳng cam kết chắc chắn như vậy (hình như 2007/8 thì tỉ suất sinh lời của ông còn âm mấy chục %, hơn nhiều với SP500). Nếu chắc chắn như vậy, bán nhà bán cửa, bỏ hết tiền vào quỹ ao làng đó thôi. Quỹ/ công ty này đang quảng cáo rất nhiều nên mình nghĩ cần phải cảnh báo bạn bè về cái tầm nhìn/ chiến lược của nó. Đấy là chỉ về cam kết, còn danh mục, mỗi người có 1 cách quản lý danh mục riêng, nhưng "oánh" all-in vào 1 mã/ >50% (với mình) thì đã là quá mạo hiểm. Bề ngoài thì nói là đầu tư như Warren Buffet, nhưng thực tế thì all-in, vay margin,... thì đấy là đánh bạc, không phải đầu tư. Trong CFA có dạy được cam kết đầu tư khi bạn đầu tư vào mấy tài sản như Trái phiếu Chính phủ Mỹ (10Y giờ khoảng 1.5%).

=> hãy tránh xa những quỹ ao làng như này, hãy tìm những quỹ lớn, với danh mục đủ diversify với mức return trong dài hạn 12%-15% với mình là quá đủ, 2 quỹ mình thấy khá ổn là VCBF và VFM.

Còn tự đầu tư vào các quỹ chỉ số ETF thì sao? Mình sẽ nói sâu hơn về ETF thực tế ở VN và tại sao không nên đầu tư vào ETF VN30.

À, nói 1 chút về coin vì giờ có Việt Nam đang có cái Pi Network mà hình như có rất nhiều người tham gia, các chuyên gia thì cảnh báo lừa đảo, các sàn chơi crypto khắp nơi, báo đài thì cứ bitcoin mấy chục nghìn đô-la rồi... Video ở dưới là quản điểm của CEO của JP Morgan về coin, tóm gọn lại thì ông nói coin sẽ bị chính phủ dẹp. Mình thì nghĩ hợp lý thôi, chẳng chính phủ nào sẽ cho lưu hành 1 đồng tiền mà họ không kiểm soát được, sẽ dẹp hết thôi, không sớm thì muộn, nên cũng có thể là ngày mai, ngày kia, khi những đồng tiền này ứng dụng vào những vụ khủng bố/ rửa tiền chả hạn ("Great product for criminals" Mr Dimon said). Bong bóng hoa Tu-líp có thể lên $75.000 thì không gì là không thể (sao phải đánh giá mức độ lý trí của kẻ điên. Chơi coin (hay chơi cổ phiếu) với kỳ vọng rằng thằng khác sẽ trả cao hơn không phải là đầu tư, chỉ là đánh bạc không hơn không kém.

Jamie Dimon talked about BTC

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Valuation (định giá)

Re-rate

Banking is FRAGILE by design