Banking is FRAGILE by design
Chủ để về ngân hàng những ngày gần đây vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là tình hình của các ngân hàng ở châu Âu và châu Mỹ.
Khắp các mặt báo, các kênh thông tin đều nói về việc ngân hàng SVB có danh mục Trái phiếu Chính phủ lỗ khủng khiếp thế nào, Credit Suisse bị thâu tóm ra sao hay Trái phiếu AT1 là gì mà lãi mất trắng…
Sau đó xuất hiện các KOL cũng xuất hiện so sánh với tình hình rủi ro của hệ thống ngân hàng ở VN rồi tình hình Trái phiếu Doanh nghiệp bất động sản để đưa ra đánh giá kiểu như Ngân hàng Mỹ còn ABCXYZ thì ngân hàng ở Đông Lào thế nào…
Mình cũng có 1 tối mở thử Annual report của Credit Suisse để thử “đánh giá tình hình” để sau còn “chém gió cho nguy hiểm” và kết luận của mình là “Báo cáo của nó dài và chi tiết thật” còn quả thực “*éo hiểu gì”
Mình thực sự không thể tự tin để có thể hiểu sâu về ngành ngân hàng/ các ngân hàng riêng lẻ của Mỹ nếu có vài tháng chứ chưa nói là qua đêm. Mình còn chưa dám nhận hiểu sâu về ngân hàng ở VN chứ chưa nói đến nước khác. Nhưng cũng 1 vài cái cơ bản thì mình biết và lý do mình nói Ngành này rất mong manh vì bản chất kinh doanh của nó.
Ngân hàng là trung gian tài chính, huy động (trả lãi) và cho vay (thu lãi), đơn giản vậy thôi. Và để cho càng lãi thì chênh lệch giữa lãi suất và kỳ hạn càng lớn càng tốt, giả sử không nợ xấu. Chính vì thế các Ngân hàng có thể đẩy đòn bẩy lên mức cao, hơn hẳn các ngành khác. Ở VN, các Ngân hàng có đòn bẩy từ 10 đến 20 lần.
Ở đầu huy động, kỳ hạn huy động chắc khoảng 1 - 2 năm là nhiều, các kỳ hạn 3 - 5 năm là rất ít.
Ngược lại, đầu cho vay, kỳ hạn sẽ tình bằng nhiều năm, ví dụ xây nhà máy, làm dự án bất động sản chẳng nhẽ lại vay ngắn hạn? Như những nhà máy thuỷ điện chả hạn kỳ hạn cho vay có thể lên đến hơn 10 năm.
Vậy dễ thấy nếu ở đầu huy động, vì 1 lý do khách quan nào đó bị rút ồ ạt, ở VN cũng có sự kiện trước đây dân ồ ạt đi rút rồi đó, thì bất cứ Ngân hàng nào cũng vất vả. Và với trường hơp của SVB bị rút đến 20% tổng tài sản thì nói thật bất kỳ ngân hàng nào trên thế giới này cũng chết! Chúng ta đọc các bài phân tích từ Tây đến Ta đánh giá nào là SVB quá tập trung vào 1 nhóm khách (Cũng đúng), phê phán danh mục Nắm giữ đến đáo hạn không đánh giá lại theo giá thị trường*** (thật thế ư???) rồi chênh lệch kỳ hạn lớn… nhưng đặt ngược lại vấn đề nếu ngân hàng có bảng cân đối đẹp như mơ, nếu bị rút 20% tổng tài sản liệu có sống sót!???
Cái nhược điểm của Mỹ đó là không có luật ANM để rọ m*m KOL lại!!! Để 1 ông lên gào chúng mày đi rút tiền hết đi và Doanh nghiệp ông đầu tư cũng đi rút… chẳng nhẽ lúc dân ùa đi rút thì chẳng nhẽ Chủ tích đứng lên bàn và hô to CAR của tao khoẻ lắm à? Sẽ không có sự lý trí/ phân tích nào ở đây cả!
** nói chút về trường hợp đánh giá lại theo giá thị trường (M2M) danh mục Nắm giữ đến đáo hạn (HTM). Các chuyên gia mạng hay thích hóng FED với Mỹ hay báo cáo trên Twitter ở Mỹ đễn áp vào VN thì đọc thử bài này. Họ ddi M2M các loại tài sản để kết luận là ngành ngân hàng Mỹ đang rất rủi ro. Điều này thực sự ngớ ngẩn.
Ví dụ đơn giản thế này, nếu Ngân hàng A có huy động tại thời điểm t, ngoài cho vay, trích lập,… như giới hạn LDR ở VN là 85% nôm na huy động 100 cho vay 85 vậy 15 đồng còn lại bạn giữ tiền mặt? Dĩ nhiên các Ngân hàng cũng có bộ phận QLRR để dự phòng vấn đề thanh khoản với kịch bản căng thẳng là x % và mình tin là chẳng ai ddi duwj phòng cho 20% tổng tài sản cả. Vậy với tiền dư, họ cũng sẽ tìm tài sản thanh khoản cao kiểu như Trái phiếu Chính phủ (TPCP). Cơ bản như kiểu Luật số lớn của Ngành Bảo hiểm, Ngân hàng cũng có giả định là không phải tất cả sẽ cùng rút tiền cùng 1 lúc để họ có thể cho vay kỳ hạn dài. Việc họ nắm giữ TPCP với mục tiêu HTM, thì tại sao cứ bắt học M2M lỗ thực tế? Ví dụ bond giá 100 đồng, cuối kỳ họ nhận 105 đồng, nhưng có thể trong thời gian nắm giữ sẽ có thể có lãi/ lỗ ngắn hạn, thế ghi nhận lãi bạn có bắt ngân hàng bán ngay hay không? Và thử hỏi đi M2M đống TPCP các Ngân hàng VN đang nắm giữ xem giờ có ngã ngửa ra không?
Về với thực tế tình hình các Ngân hàng VN, nói 1 cách khái quát, mình tin sẽ có nhiều KOL/ chuyên gia mạng sẽ ngạc nhiên lớn về kết quả kinh doanh tốt của các Ngân hàng trong năm nay khi bộ đệm/ trích lập chủ động lớn thế nào, sẽ có ngạc nhiên Ngân hàng có Trái phiếu chưa chắc kết quả kém và ngược lại ngân hàng có chỉ số trong mơ, ít Trái phiếu thì lại vỡ mộng.
Nhận xét
Đăng nhận xét