Lạc quan tếu, vĩ mô và "phân tích chỉ số VNIndex"
Lâu rồi không viết, gần đây thị trường giảm nên mình lại có hứng viết, và bài này sẽ là hơi dài.
1. Lạc quan tếu
Lạc quan tếu (Irrational Exuberance - Robert J. Shiller) là 1 cuốn khá hay nói về những đợt khủng hoảng theo đánh giá của mình. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đều đề cập đến sự hưng phấn của các nhóm người tham gia thị trường từ các nhà đầu tư cá nhân, đến quỹ chuyên nghiệp. Dường như họ bị cuốn vào những dòng xoáy tăng giá và tin rằng "giá đã tăng thế này thì không giảm được đâu", từ đó các nhà phân tích tiếp tục "vẽ" ra các viễn cảnh tương lai tươi sáng, tăng trưởng không ngừng để ra báo cáo mua chỉ khi nhìn lại có lẽ họ mới nói rằng thật là sự tăng giá đó thật điên khùng.
Tại sao các CTCK, các chuyên viên phân tích "phải" ra báo cáo mua? Hãy xem thử những trang cuối của các báo cáo phân tích của CTCK, bạn sẽ thấy là với mức lợi nhuận kỳ vọng (upside) bao nhiêu % thì sẽ là báo cáo mua (buy), báo nhiêu % sẽ là nắm giữ (hold), và bao nhiêu % sẽ là báo cáo bán (sell)? Đây chính là mâu thuẫn lợi ích mà mình có nói đến trong 1 blog của mình. Vì nếu giờ các CTCK ra nhiều báo cáo hold/ sell, thì các broker sẽ phím hàng kiểu gì?
Để dự báo xem thị trường có bong bóng hay không, có tăng nóng hay không, thì với mình, cần có 1 checklist, 1 danh sách các chỉ báo, và với danh sách này, kể cả các chỉ báo đều báo động, thì cũng gần như không thể dự báo đâu là đỉnh thị trường, vì nếu biết trước, thì sẽ không phải là đỉnh, đi qua đỉnh/ đáy ta mới biết, chưa kể còn đỉnh ngắn hạn, trung hạn, rồi dài hạn,... (câu chuyện đoán đỉnh/ đáy mình sẽ nói ở phần 3). Một trong những chỉ báo trong checklist của mình đó là ridiculous valuation, tức là, định giá "Ngáo". Thực tế, hồi tháng 5 mình có chia sẻ về 1 bài báo có trích kết quả định giá của 1 CTCK về ngành ngân hàng, và khoảng 1-2 tháng sau đó thì banks giảm sấp mặt luôn 😀. Ở thời điểm đó, mình còn nhận được những lời bình luận tỏ vẻ khinh thường, nhưng có lẽ kết quả tới thời điểm hiện tại khá nghiêng về ý kiến của mình. Nếu bạn xem lại upside của các banks trong list này, có lẽ giờ nhiều banks sẽ có upside 40-50% 1 mức biên an toàn có lẽ chỉ cần mua thôi và kê cao gối ngủ ngon mặc kệ VNIndex.
Có nhiều người (bạn bè/ đồng nghiệp) có hỏi mình về 1 cổ phiếu ngân hàng, tăng nóng quá, mua được không, mày mua không... Mình luôn trả lời 1 cách nhất quán là mình không mua, và nếu cổ phiếu này có giảm đến 50-70%, mình nghĩ cũng là bình thường, mình không biết "câu chuyện" của cổ phiếu này, your money your choice, chỉ cần không mua những cổ phiếu overpriced 1 cách hiển nhiên, thì đã là thắng rồi. Cổ phiếu ngân hàng này đạt đỉnh tại P/B 4.1, cao hơn VCB thời điểm đó và cũng cao hơn đỉnh P/B của mọi ngân hàng khác (thời điểm hiện tại thì hình như cổ phiếu này giảm hơn 30% rồi). Các nhà "đầu tư" thường hay chỉ nhìn vào upside mà không quan tâm gì tới downside cả, với downside -30% thì bạn kỳ vọng mức upside là bao nhiêu % để mua? Nếu bạn tin giờ cổ phiếu sẽ hòa vốn, thì upside sẽ là 43% vậy thì bạn nên "sai ở đâu gấp đôi ở đó" chứ nhỉ???
Tương tự như cổ phiếu banks, brokers/ nhỏ lẻ còn hô về ngành "chứng" nữa. Cách đây khoảng chưa đến 1 tuần, mình có trao đổi với cậu em là sẽ viết 1 bài sell CTCK, vậy mà thần kỳ thay thì hình như hôm nay nhiều cổ phiếu CTCK "nằm" sàn. Mình theo dõi các CTCK như đại diện của ngành, nếu nhìn qua P/B với các mức ROE này thì sẽ thấy tương đối ngớ ngẩn, các CTCK đều có P/B > 3, đỉnh điểm VND đang là 4.7. Tương tự như cổ phiếu ngân hàng trên, nếu những CTCK overpriced có mức giảm >50% thì với mình cũng là điều bình thường. Thời điểm crisis tháng 3/2020, nhiều CTCK lớn P/B <1 lắm và thanh khoản tăng chưa chắc lợi nhuận tăng tương ứng đâu! Hãy nhìn thêm các book tự doanh nữa nhé.
Bài này đã định là blog khác, nhưng do lười quá nên mình gộp luôn vào blog này. Lý do mình muốn viết về chủ đề này bắt nguồn từ memo của bác Howard Mark và những phân tích vĩ mô của nhiều chuyên gia khác. Mọi người tham khảo ở link này.
Phân tích vĩ mô, với mình vẫn là quan trọng, nhưng để thêm hiểu biết, kiến thức, chứ ứng dụng vào đầu tư thì với mình là rất ít. Warren Buffet có câu nói "For a piece of information to be desirable, it has to satisfy 2 criteria: it has to be important, and it has to be knowable". Phân tích vĩ mô quan trọng, nhưng không "knowable". Nếu bạn xem báo cáo vĩ mô của các CTCK, mức tăng trưởng GDP dự báo của VN năm nay vẫn khá là màu hồng, có lẽ bởi 2 lý do (i) nếu giảm mạnh quá mà sai thì nhục (ii) nếu giảm mạnh quá thì call buy kiểu gì. Nếu bạn dự báo được GDP +4.5% hay +4.4%... hay inflation +2%, +1.9%... điều này không có quá nhiều ý nghĩa với cụ thể từng doanh nghiệp, chẳng nhẽ GDP +4.4% thì doanh nghiệp M xuất khẩu hàng may mặc kém đi, hay inflation giảm 1% thì công ty bảo hiểm V bán bảo hiểm ít đi? Các nhà kinh tế học cũng sẽ thường "muốn" sự đồng thuận nhiều hơn, bởi lẽ khi sai họ sẽ thấy xấu hổ. Ở đây, mình không nói các kinh tế học/ chuyên gia phân tích vĩ mô sai hay gì, mình chỉ đnag nói thep quan điểm của mình, vĩ mô vô cùng khó và áp dụng thực tế vào từng case doanh nghiệp cụ thể sẽ không có nhiều ý nghĩa.
Dự phóng lạm phát, hay lãi suất cũng vậy. Các "chết-đơ" Việt Nam giờ sống theo giờ Mỹ, nhìn báo cáo nọ kia, xem bond yield 10Y dự phóng interest rate nhưng cuối cùng kết quả là, nói rằng yield tăng vì sợ inflation, xong rồi kết quả inflation giảm, giờ yield cũng giảm, nhưng trong thời gian đó, doanh nghiệp sản xuất có sản xuất tốt hơn/ kém đi? Có phụ thuộc vào lạm phát hay không? Nếu muốn nghiên cứu HPG, có lẻ nghiên cứu, dự phóng giá quặng sẽ hợp lý hơn đi đọc nghiên cứu GDP tăng/ giảm bao nhiêu phần trăm?
3. "Phân tích chỉ số VNIndex" - Đoán đỉnh/ đáy - Kịch bản VNIndex
Mình hay dạo chơi các group broker xem anh em phím hàng gì, thì rất hay đọc được các "phân tích" kiểu hôm qua chỉ số VNI đóng cửa ở mức tăng/ giảm... rồi kịch bản là gì với VNI thế này... nhưng không chỉ các brokers đâu nhé, các chuyên gia (quản lý quỹ) cũng rất hay thích dự đoán đỉnh. Mình không biết tại sao các chuyên gia này lại vẫn hay trả lời báo chí như vậy, mình thì đoán cơ bản có 2 lý do thôi (i) họ không muốn giáo dục (educate) lại thị trường và/ hoặc (ii) họ ko hiểu gì về đầu tư. Đi vào lý do (i) thôi nhé, họ ngại educate thị trường vì rất tốn thời gian và đôi khi bị nghĩ rằng họ không biết gì khi không dự báo được VNI hoặc họ không muốn dành thời gian educate thị trường làm gì cả vì cứ dự báo cho vui rồi còn "thịt gà'.
Tại sao dự báo VNI? Vì dễ mà, mở chart ra rồi vẽ vẽ các thứ rồi broker sẽ gọi đó là các kịch bản này, kịch bản kia, nghe rất chuyên nghiệp, sáng hôm sau sẽ lại phân tích kịch bản gửi các "nhà đầu tư" đọc ngẫm ngẫm nghĩ nghĩ. Đọc nghe đậm mùi chiến lược, an toàn ghê.
Nhưng tại sao phải làm thế? Nếu VCB giảm 1% thì vốn hóa giảm khoảng 3.000 tỷ, bằng 1 cổ phiếu midcap tăng 100%, nếu VNI giảm, mà cổ phiếu bạn nắm giữ đang tăng bạn cũng phải bán? Bạn chỉ mua cổ phiếu ở HNX nhưng VNI giảm bạn cũng bán? Tương quan ở đâu thế?
Các nhà báo cũng không kém phần long trọng, thử đọc các báo xem báo nào cũng viết bài nào là VNI tăng thế nọ, giảm thế kia, rồi VNI bất ngờ giảm, rồi giảm mạnh Mười Mấy Điểm, giờ nhìn % chứ nhìn điểm làm gì? Ví dụ
Nói vậy để thấy rằng, khi bạn muốn đầu tư, thì hãy tập trung vào nghiên cứu doanh nghiệp nhiều hơn, ít tin lời các chuyên gia bởi có rất nhiều mâu thuẫn lợi ích, và hãy cố gắng giữ cái đầu lạnh, sử dụng logic, đừng ngây thơ "không bán không lỗ" với kỳ vọng về hòa vốn thì bán, -30% thì +43% để quay lại, múc mạnh lên nhé 😜😜😜
Nhận xét
Đăng nhận xét