Re-rate

Re-rate là 1 từ nghe rất đỉnh cao được các CTCK dùng gần đây trong các báo cáo phân tích/ các bài livestream của mình. Từ này ý chỉ rằng doanh nghiệp nào đó "xứng đáng" một P/B hay P/E cao hơn hay nói cách khác nên/ có thể trả giá cao hơn cho 1 tài sản nào đó. 

Trước khi nói về định giá bằng phương pháp so sánh, mình muốn nói đến hành vì của các "nhà đầu tư" trên thị trường trước. Dường như những người này có hành vi như 1 cuộc đấu giá, lao ra mua, cố gắng để mua, trả cao cho 1 tài sản để "kỳ vọng" rằng có người khác sẽ trả cao hơn. Không phải là với 1 tài sản có giá trị là x, nếu mình trả giá y với y thấp hơn nhiều so với x là mình càng hời à? Giá tăng/ giảm không phản ánh giá trị doanh nghiệp. Mình khá bất ngờ khi từ các bạn chuyên viên phân tích trẻ đến head của 1 số phòng phân tích đều có kiểu ý tưởng rằng, giá tăng đấy, sửa giá mục tiếu đi, giá tăng  đấy, nên là báo cáo định giá thế là đúng rồi. Mình thấy dường như các bạn làm pricing chứ không phải valuation. Khi ai nói giá tăng như thế chú sai rồi, thì mình lại bảo, ROS từ penny lên 200, rồi về penny, thế lúc 5 lên 200 thì ROS là siêu cổ phiếu? Doanh nghiệp tiềm năng kinh khủng khiếp? Hay sao?

Quay lại câu chuyện định giá bằng phương pháp so sánh, phương pháp này có 1 nhược điểm là so sánh với peers, mà peers đã overvalued thì cũng vô nghĩa, chưa kể chưa nói đến mỗi doanh nghiệp trong cùng 1 ngành cũng có rất nhiều thứ khác nhau, từ cấu trúc nợ/ vốn, đến triển vọng của doanh nghiệp. Dưới đây là định giá của 1 CTCK về thiếu gia mới nổi so sánh với đại gia của vùng. Mình được chia rẻ rằng CTCK này hồi đó dự phóng net profit của TCB tầm 15k cho 2020, nhưng hiện tại "nhờ" covid thì TCB đạt được ~12k (thấp hơn ~20% so với dự phóng). Dĩ nhiên, không chỉ TCB mà nhiều ngân hàng khác, cũng được "nhờ" covid. Và dĩ nhiên với valuation P/B ~ VCB, case TCB IPO quá thành công nhưng giá cổ phiếu cũng dò đáy 1 thời gian dài. Và hôm nay, mình lại được xem clip của 1 CTCK khác livestream re-rate lại TCB với lợi nhuận tăng trưởng vượt trội, sau 3-5Y nữa sẽ vượt VCB lên top 1 Việt Nam.

Để định giá ngân hàng, mà cứ nói về lợi nhuận thì thật ngớ ngẩn, 2020, các ngân hàng đều báo lãi lớn, tại sao VCB không lãi lớn? Tại sao VCB không lãi lớn khi tất cả các ngân hàng đều lãi lớn mà VCB lại không bị re-rate xuống? Hay thử nhìn xem quy mô của VCB ra sao, chất lượng tài sản (trích lập dự phòng), asset yield, COF... ra sao rồi cuối cùng hãy nói đến câu chuyện lợi nhuận. À hay còn câu chuyện chia giấy của cổ phiếu ngân hàng. Mình hay nói chuyện với bạn về vụ này, không chỉ báo viết ngu lắm, analyst cũng vậy luôn à. Chia giấy cũng là chất xúc tác? Bản chất là gì, ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp hay không? Bạn mình bảo thì phải hô thế mới call mua được chứ, cứ có giấy là dân sướng rồi mà. Đỉnh cao là có CTCK phân tích như ảnh phía dưới đây, chia cổ tức bằng cổ phiếu mà có vốn để cho vay luôn ạ.

P/s 1: mình không thích nói về banks vì giao dịch interbank nhiều, có thể sẽ có nhiều bạn tự ái. Mình cũng không muốn "chê" banks nào cả mà chỉ đang nói về định giá/ giá trị doanh nghiệp, chứ không phải chê banks này xịn, banks này lởm, cũng không phải nói các bạn làm việc kém, hay tổ chức kém. Chỉ thuần phân tích và định giá doanh nghiệp.

P/s 2: chia sẻ 1 chút về preference về banks, trong 3-5 năm tới, có lẽ là nhiều hơn, mình sẽ không trả P/B >2 cho bất cứ banks nào ở cái đất VN này ngoài VCB, ai thích trả khác, cứ trả, your money your choice 😁


Nhận xét

  1. anh thấy nhiều bank p/b đang nhỏ hơn 2 mà nhỉ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi ạ. Tuy nhiên, em tập trung vào banks Tier 1, Tier 2 nhiều hơn, với view 5-10 năm hoặc hơn. Banks bé thì em thấy cạnh tranh sẽ ngày càng khó và chủ yếu phục vụ mục đích nào đó thôi. Các banks còn lại khoảng P/B ~ 1.5 đến <2 cũng không rẻ tí nào so với tăng trưởng, chất lượng tài sản (trích lập dự phòng, đặc biệt là dự phòng cụ thể).

      Xóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Valuation (định giá)

Banking is FRAGILE by design