2020 - Suy thoái là điều tất yếu?

 Trước khi nói về bóng ma suy thoái kinh tế hay cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, hãy cùng ôn lại 1 chút về vĩ mô qua video của Ray Dalio - nhà quản lý hedge fund hàng đầu thế giới.

   Trong dài hạn, nền kinh tế chỉ phát triển khi năng suất lao động tăng lên. Trong ngắn/ trung hạn có thể năng suất lao động chưa tăng, để có thể thúc đẩy tăng trưởng, ta cần đến tín dụng (credit). Và chính điều này đã dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn và dần dần hình thành chu kỳ nợ ngắn hạn (short-term debt cycle) và chu kỳ nợ dài hạn (long-term debt cycle). Đến thời điểm nào đó, tín dụng tăng quá nhanh, nhanh hơn năng suất lao động dẫn đến suy thoái kinh tế. Theo Dalio, chu kỳ nợ ngắn hạn thường diễn ra từ 5-8 năm, dài hạn thì khoảng từ 75-100 năm. Và suy thoái kinh tế là điều tất yếu. (mượn câu nói kinh điển của Thanos - I am the inevitable)
   2007 - khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho hàng triệu người thất nghiệp, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng phá sản. Nguyên nhân chính, có lẽ là do con người quá tham lam. Vào thời điểm đó, Chính phủ Mỹ muốn người dân ai cũng có nhà để ở nên đã khuyến khích các ngân hàng cho vay bằng mọi giá, chính sách lãi suất (ban đầu) hấp dẫn. Sau đó, các banker, trader trở nên tham lam, tìm cách để kiếm thêm tiền từ các khoản cho vay mua nhà (mortgage), họ tạo thành các sản phẩm như MBS, CDO,... để giao dịch (trading) kiếm tiền. Và để làm trầm trọng thêm tình hình, các sản phẩm mà trader tạo ra được các tổ chức xếp hạng tín dụng đánh giá là AAA, hay rất an toàn. Và dù các sản phẩm có phức tạp đến thế nào, có "đa dạng hoá'" và khó để biết tài sản cơ sở của nó là gì thì 1 lần nữa, vẫn là AAA, vì sao? Vì nếu không rating như thế, các banker này sang agency khác, mất luôn miếng ăn. Đó là ví dụ rõ ràng nhất của rủi ro đạo đức (moral hazard) và xung đột lợi ích (conflict of interests). Quả bong bóng càng ngày càng phình to ra, và những điều còn lại chỉ còn là lịch sử.
   2020 - 13 năm sau khủng hoảng, liệu rằng nền kinh tế Mỹ có khủng hoảng nữa không? Câu hỏi này, thực ra không cần thiết có câu trả lời. Howard Marks - nhà quản lý quỹ chuyên đầu tư high-yield bonds, distressed securities, nói "Tôi thường cố gắng không dự báo liệu rằng ngày mai/ tháng sau/ năm sau sẽ tình hình vĩ mô sẽ thế nào, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để biết được mình đang ở đâu". Thực ra, dự báo vĩ mô đúng, mà không tìm được tài sản sinh lời trong cái hoàn cảnh vĩ mô đó, cũng không để làm gì. Còn mình, nếu bị chĩa súng vào đầu và phải đưa dự báo, mình sẽ nói mình không tin rằng sẽ có khủng hoảng trong thời gian tới, còn suy thoái kinh tế, có thể lắm. Mình cũng tin rằng suy thoái là điều tất yếu, không có gì đáng sợ, trải qua suy thoái (theo dữ liệu lịch sử) 1 -2 năm là kinh tế lại bắt đầu hồi phục và bắt dầu 1 chu kỳ kinh tế mới. Một vài luận điểm support cho suy nghĩ của mình:
  • Nợ trong nền kinh tế Mỹ chưa căng như thời điểm 2006-2007, hãy thử check số liệu nợ quá hạn của FED xem?
  • Chưa có bong bóng lớn ở sản phẩm tài chính nào
  • Lạm phát ở mức trung bình/ hơi cao
  • Năng suất lao động tăng nhanh do tiến bộ khoa học - kỹ thuật
   Nhưng, nếu FED tiếp tục cắt lãi suất, cố gắng kéo dài chu kỳ tăng trưởng, có thể rằng, không phải vì virus mà 1 cú shock khác sẽ khiến nền kinh tế Mỹ gặp khủng hoảng vì lúc này, FED hết room để hạ lãi suất rồi.
P/S: bài của Greg Mankiw

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Valuation (định giá)

Re-rate

Banking is FRAGILE by design