Ethics and wealth management, risk tolerance and customer appreciation
I. Đạo đức nghề nghiệp
Mình tự hỏi bản thân tại sao mình cứ đi nói về/ đề cao cái gọi là đạo đức nghề nghiệp để làm gì, và mình đi đến 2 lý do mà mình cảm thấy tổng kết lại đó là:
- Xuất phát từ việc mình có cái tôi rất cao: mình ko muốn phải đi nói dối/ bốc phét/ lừa lọc/ dụ dỗ ai để kiếm tiền cả vì làm thế thể hiện rằng mình chả có tài cán quái gì cả, chỉ có thể kiếm tiền bằng cách đi "lừa gà"
- Trong quản lý tài sản/ tư vấn đầu tư thì cái quan trọng nhất là niềm tin: thị trường sẽ ngày càng phát triển, lớn mạnh và đến khi khách của bạn thông minh hơn, bạn có thể mất nguồn thu đó mãi mãi vì ngành này cũng hẹp mà, nói 1 hồi là lộ ngay thằng nào vớ vẩn thôi.
Dạo này, trào lưu làm "wealth" hay quản lý tài sản trở nên hot, từ đâu đó có bank rồi đến CTCK cũng làm, nhưng mình nhận thấy nó đang dần biến thành cách gọi sang mồm của môi giới chứng khoán thôi, thay vì là chuyên viên môi giới thì giờ sẽ là chuyên viên quản lý tài sản... Hay mình hay nói vui với bạn đó là "lipstick on a pig".
Theo quan điểm của mình, ngay cái từ "wealth" đã là rất giàu rồi, kiểu như có nhiều bất động sản, nhà, xe, rồi tiền dư dả đầu tư các kiểu nhưng khi nhìn cách các bên làm, các sản phẩm đưa ra thì hình như họ đang ko nhắm đến các đối tượng wealth theo suy nghĩ của mình mà hướng đến có lẽ đối tượng là mà tạm gọi là "mass wealth". Đối tượng khách hàng này là kiểu như mình, kiểu đang gây dựng sự nghiệp, hoặc có thể già hơn, nhưng cơ bản vẫn phải cân đối thu chi, chưa có nhiều tiền dư dả gì cả. Với đối tượng "mass wealth" này có vẻ như các bên dần dần cũng đang tiến đến cái hướng làm các sản phẩm chứng chỉ quỹ, hoặc kiểu kết hợp các quỹ lại thành các gói rồi bán cho nhà đầu tư, đâu đó giống như Finhay đang làm.
Mình nói đến vấn đề này trong chủ đề về ethics bởi lẽ mình thấy ít nhất có 2 CTCK, tạm gọi là A và B đi.
- CTCK A thì mình ko có nhiều thông tin, ko biết có làm wealth hay ko, nhưng cũng có kiểu báo cáo có 1 cái gọi là danh mục giả lập, A làm cũng khá chi tiết, nêu rõ là danh mục giả lập, bắt đầu mua từ khi nào, tỉ trọng thực tế ra sao, NAV là bao nhiêu tiền, nói chung rất rõ ràng.
- CTCK B thì là rõ ràng làm wealth, và chắc là mass wealth theo những gì mình thấy, có rất nhiều group trên FB mà giờ mình cũng ko keep track được nữa, B thường khoe danh mục lãi gấp mấy lần index trong vòng 5 năm trở lại, có các kiểu danh mục tăng trưởng, giá trị, rồi cổ tức nọ kia, nhưng cái hay ở chỗ là ko hiểu NAV với từng danh mục là gì, tỉ trọng từng cổ phiếu ra sao, mua từ lúc nào, vì mình biết rằng mấy group FB mà B đăng danh mục lên thành lập hơn 1 năm trở lại đây thôi, nhưng lại vẽ chart thể hiện return trong tận 5 năm liền => trong CFA, môn Ethics thì đây gọi là misrepresentation phải ko nhỉ?
=> Ghép với 2 điều ở đầu bài, điều B làm cho thấy B ko tự tin về năng lực chọn cổ phiếu của mình, quay về quá khứ chọn cổ phiếu rồi đăng lên khoe lãi => khách càng ngày càng thông minh => phát hiện bị lừa => và ko có sau đó nữa
II. Risk tolerance
Khẩu vị rủi ro, theo mình học thì đến từ 2 cái: ability và willingness
- Willingness to take risk: đơn giản là kiểu tính cách, tâm lý, thiên về định tính
- Ability to take risk: cái này thiên nhiều nhiều hơn về định lượng, có nhiều tiêu chí dùng để đánh giá:
- Liquidity
- Time horizon
Mình đi sâu hơn 1 chút về ý thứ 2 nhé, liquidity ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng ở chỗ, tiền đầu tư đó có phải là tiền nhàn rỗi hay không, ví dụ như bạn danh ra 30-40% thu nhập hàng tháng để đầu tư, chi phí hàng tháng của bạn ổn định trong khoảng 50-60% thu nhập thì bạn sẽ không sợ gì biến động ngắn hạn cả. Tương tự như time horizon, tức là bạn đặt ra kế hoạch là khoản đầu tư này sẽ đâu đó 5-10 năm, hoặc xa hơn 10-20 năm chả hạn, thì bạn cũng sẽ không lo ngại về việc "thị trường sập" nữa cả. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác nữa, như kiểu số người phụ thuộc, bạn có nhu cầu đặc biệt như kiểu mua nhà hay cho/ tặng/ thừa kế gì hay không...
Mình nói về cái risk tolerance này bởi 2 lý do: (1) các chiên gia cứ thấy thị trường sập là "nổi lềnh bềnh" lên đăng status kiểu tao dự báo trước rồi đấy như kiểu 1 điều gì đấy thần thánh lắm, chưa cần biết là đúng/ sai mà cái việc dự báo "thị trường sập" là vô nghĩa nếu bạn có tầm nhìn đầu tư dài với tiền nhàn rồi (2) nhiều người cứ kiểu bị áp lực kiểu nghĩ rằng vốn mình ít nên phải trading nhiều, xoay vòng nhiều để kiếm lợi nhuận nhanh cho dễ giàu, mà quên rằng phải nên cân đối tính toán chi tiêu để rồi có 1 mức tiết kiệm ổn định và từ tốn đầu tư (nhằm nâng cao risk tolerance, ko bị áp lực phải lãi ngay ngày mai => lỗ ngay ngày mai cũng ko quá đang sợ. Đặt bảng tính excel, giả sử mỗi năm đầu tư 50 triệu, return = average của VNI = 15%/ năm, từ năm 22-37 tuổi đâu đó sẽ có khoảng 2.7 tỷ - 1 số tiền ko nhỏ tỉ nào!!! Vậy tại sao phải vội? Với cái tỉ lể win/loss trong blog trước mình viết thì đa số những người quá "tự tin" về khả năng trading ngắn hạn của mình, đều SAI cả.
III. Customer appreciation
Trước có ông anh hỏi là mình có quản lý tiền hộ bạn bè không, thì mình cũng bảo là có nhưng mà mình sẽ chỉ nhận quản lý người mà mình có thể educate được. Educate ở đây có nghĩa mình có thể nói cho người gửi tiền mình về triết lý đầu tư của mình, cách mình quản lý tiền và phải là cam kết gửi dài hạn đâu đó 3-5 năm. Mình vẫn ko hiểu cái logic là muốn tự chơi, nhưng theo cái blog Trò chơi may rủi có data này thì tự chơi chủ yếu là lỗ, tiền ko để làm gì (nhàn rỗi) nhưng vẫn theo duối cái ảo tưởng giàu nhanh đó.
Mình đã từng cầm tiền của 1 khách và mình đã trả lại ko quản lý nữa chỉ vì khách vẫn thích giữ lại tiền để trading dù mình hết mực ngăn cản. Mình có nói rằng trading như thế ko để làm gì, vì khách ko có chuyên môn, cuối cùng kết quả chỉ là mất thời gian vô ích, lỗ hoặc lợi nhuận ko đủ bù cho những thời gian canh bảng rồi lo lắng ví dụ như "cú sập" thứ 6 vừa qua. Mình cũng ko muốn tối thời gian kiếm tiền cho khách để rồi khách lại nướng vào sới bạc. Lặp đi lặp lại, thì tiền mình quản lý cũng sẽ ko thay đổi được bao nhiêu. (nếu còn giữ danh mục mình mua, return chắc đâu đó phải >60% chắc chắn cao hơn danh mục của mình)
Cái mình muốn khi mình cầm tiền của khách đó là sự tin tưởng lẫn nhau, khách sẽ hiểu mình làm gì, tin tưởng mình làm và ko phải lo lắng gì cả, ko phải soi bảng, và có thể tập trung phát triển công việc/ sự nghiệp chuyên môn của khách. Và để lại việc đầu tư, để tích sản/ làm giàu cho mình.
Viết dông dài là thế nhưng phần 3 này có tên là capital appreciation vì mình muốn gửi lời cảm ơn tới vị khách hàng đầu tiên (ngoài gia đình, người thân) của mình đã tin tưởng gửi (có thể nói là) toàn bộ investable money cho mình quản lý và đều gửi thêm định kỳ mà ko cần mình nhắc nhở. Mình cũng nói với khách những điều ở mục thứ II, để khách có thể cân đối thu nhập/ chi tiêu/ đầu tư cho hợp lý, việc của khách chỉ đơn giản là gửi tiền, hết. Khách sẽ ko phải lo lắng, ngắm bảng cả ngày gì cả vì đã quá thấm nhuần tư tưởng đầu tư của mình. Mình ko khoe return vì ngắn hạn cũng chẳng ý nghĩa gì cả (nhưng đâu đó chắc ~ LSTK của Big 4 banks trong khoảng > 1 tháng thì phải), danh mục mua cho khách thì cũng là những doanh nghiệp mình mua cho danh mục của chính bản thân mình, ko khác gì cả.
Mình nhận quản lý ko chỉ vì tiền, mình làm vì mình muốn chia sẻ triết lý đầu tư, cũng như là kiếm tiền cho cả khách và mình, một cách ổn định, dài hạn và như mình vẫn hay nói, là phải ngủ ngon.
Nhận xét
Đăng nhận xét