F.u.c.k the Phets & Availability bias
Availability bias dịch ra tiếng Việt là thiên kiến về sự sẵn có, cái bias này ý là chúng ta có xu hướng đánh giá 1 vấn đề gì đó dựa trên những thông tin mà chúng ta dễ thấy nhất hay những thông tin "sẵn có" nhất.
Và ví dụ điển hình của cái bias này mình muốn đề cập chính Phét (FED).
Cũng phải nói rằng, việc cập nhật các chỉ số ở bển rất đa dạng phong phú, nhiều chỉ số để nói, cập nhật đều đặn hàng kỳ, được nhắc đi nhắc lại trên khắp các mặt báo, các app, rồi trên mạng xã hội...và gần như ngay lập tức. Sáng thì ta ngồi chơi chứng Việt, tối thì ta cập nhật Non-farm payrolll, soi DJI với DXY xanh đỏ. Thật là thú vị phải không?
Không chỉ vậy, nếu để ý kênh tài chính kinh doanh buổi sáng, các bạn sẽ thấy kênh này đưa tin của thị trường Mẽo trước khi nói đến thị trường Việt Nam, lần nào cũng vậy, vậy đến kênh thông tin chính thống còn đưa tin như vậy, phóng viên từ bển cũng quote lại các lời phân tích từ các chuyên gia nào đó tại tổ chức nào đó (mỗi lần mỗi khác) nghe cũng thật là uy tín, để rồi đến thông tin thị trường Việt Nam thì chẳng có gì.
Thêm nữa, giờ thử lên các mặt báo mà xem chuyên gia nào không nói về Phét? Phét tăng lãi suất thì tiền rút khỏi Việt Nam, lạm phát ở Mỹ như nào, Phét tăng lãi suất thì Việt Nam phải tăng. Phét! Phét! Chỉ là Bốc Phét!!!
Phân tích vĩ mô chưa bao giờ là dễ và ứng dụng vào đầu tư thì lại càng khó. Xác suất Phét tăng 50 điểm phần trăm là (x) dẫn đến xác suất Việt Nam tăng lãi suất là (y) (còn chưa biết tăng lãi gì?) thì dòng vốn chạy khỏi Việt Nam là (z) thì mua/ bán ngành nào là (t) thì mua/ bán cổ phiếu nào là (q)..... ví dụ luồng suy luận như vậy tuy nhiên mỗi đoạn lại có thể nhiều nhánh khác nhau, mỗi nhánh có thể 1 xác suất khác nhau, và cũng có thể các biến vĩ mô nó lại đối lập nhau, rồi trọng số khác nhau rồi chưa kể hướng suy luận A => B = > C => D => .... Z rất dễ gặp phải lỗi ngụy biện "Xuống dốc không phanh" (Slippery slope) giống như câu chuyện "Nếu bạn đánh mất bút viết =>...=>...=> bạn sẽ chết" - đại ý rằng mỗi mũi tên suy ra có thể đúng nhưng ghép quá dài vào thì....
Cũng có 1 quote khá hay về các dự báo vĩ mô đấy là "Các nhà kinh tế học vẫn đi làm kiếm tiền" hay Peter Lynch có nói "Nếu bạn có thể dự đoán lãi suất đúng 3 lần liên tiếp thì bạn có thể trở thành tỷ phú, và sự thực là không có nhiều tỷ phú, nên...".
Mình cũng không có ý chê bai các nhà kinh tế học, mình chỉ muốn nhấn mạnh vào việc dự báo mấy biến số vĩ mô nó gần như là không thể. Nếu GDP năm nay tăng 6% thì sao? Nếu 6.1% thì sao? Nếu 5.9% thì sao? Rồi đến lãi suất? Rồi đến thất nghiệp?... Nếu vĩ mô như thế thì mua doanh nghiệp A? Nếu vĩ mô như thế thì kia thì mua B? Vậy năm nào cũng GDP 6% thì có mua A liên tục được không khi triển vọng của A kém?
Có thể thấy là việc cập nhật tình hình của Doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn việc cập nhất các biến số vĩ mô, việc nghiên cứu xem hoạt động kinh doanh của DN như nào, lợi thế cạnh tranh ra sao,... model định giá thế nào khó khăn hơn rất nhiều, đòi hỏi thời gian nghiên cứu, đọc nhiều tài liệu khác nhau so với việc chụp cái bảng xác suất Phét tăng bao nhiêu điểm rồi chém gió về sự thoái lui của vốn ngoại, những thứ mà bạn dễ dàng có thể tìm thấy ở bất cứ mặt báo nào.
Chẳng phải cách đây hơn 1 năm chính Phét cũng nói là inflation is transitory, để rồi chính Phét lại nói phải tiếp tục tăng lãi suất? Cách đây vài ngày thì ngồi hóng rồi nói Phét sẽ tăng 50 điểm rồi như sắp chết đến nơi rồi để rồi giờ lại tăng 25 điểm?
Nếu giờ có bài báo nào cứ nói Nếu Phét thì... thì cứ next luôn khỏi đọc.
Nhận xét
Đăng nhận xét