Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2021

Ethics and wealth management, risk tolerance and customer appreciation

Hình ảnh
I. Đạo đức nghề nghiệp Mình tự hỏi bản thân tại sao mình cứ đi nói về/ đề cao cái gọi là đạo đức nghề nghiệp để làm gì, và mình đi đến 2 lý do mà mình cảm thấy tổng kết lại đó là: Xuất phát từ việc mình có cái tôi rất cao: mình ko muốn phải đi nói dối/ bốc phét/ lừa lọc/ dụ dỗ ai để kiếm tiền cả vì làm thế thể hiện rằng mình chả có tài cán quái gì cả, chỉ có thể kiếm tiền bằng cách đi "lừa gà" Trong quản lý tài sản/ tư vấn đầu tư thì cái quan trọng nhất là niềm tin: thị trường sẽ ngày càng phát triển, lớn mạnh và đến khi khách của bạn thông minh hơn, bạn có thể mất nguồn thu đó mãi mãi vì ngành này cũng hẹp mà, nói 1 hồi là lộ ngay thằng nào vớ vẩn thôi. Dạo này, trào lưu làm "wealth" hay quản lý tài sản trở nên hot, từ đâu đó có bank rồi đến CTCK cũng làm, nhưng mình nhận thấy nó đang dần biến thành cách gọi sang mồm của môi giới chứng khoán thôi, thay vì là chuyên viên môi giới thì giờ sẽ là chuyên viên quản lý tài sản... Hay mình hay nói vui với bạn đó là ...

Trò chơi may rủi, thiên kiến và dự báo quá khứ

Hình ảnh
Vì mới nghe được con số không chính thức khá hay nên mình phải viết ngay blog với các chủ đề liên quan, đó là thống kê của 1 CTCK có số tài khoản đang lỗ > 5x % YTD (x - phụ huynh). Con số mình nghe được còn lớn hơn rất nhiều, nhưng chỉ với tỉ lệ như trên đã thấy việc "trò chơi" này thực sự rủi nhiều hơn là may nhỉ? Có 2 cách nhìn con số này, theo quan điểm của mình: Thị trường năm nay có thể được cho là 1 crazy uptrend, khi có những DN làm ăn lỗ, những    penny / midcap stock tăng vài lần trong thời  gian ngắn. Vậy thử hỏi, nếu thị trường đi ngang, hoặc tệ hơn, giảm, thì con số trên sẽ tồi tệ đến mức nào? So sánh kỹ hơn với lãi suất tiết kiệm là 5.6% thì con số trên sẽ cao như nào nữa? Chưa kể với rủi ro cao hơn, những đêm trằn trọc thao thức mất ngủ vì "thị trường vả", với những vài phần trăm, hoặc mãi-mới-hòa-vốn, chi phí đó tính vào đâu? Và so sánh tiếp với số bình quân của VNI là 15%, thì con số này sẽ còn lại là bao nhiêu? Và trong đó bao nhiêu là nhà...

Stock picking #1

Hình ảnh
#assetplay Bài đầu tiên là 1 cổ phiếu thuộc dạng asset play. Asset play là 1 dạng mà Doanh nghiệp có những tài sản mà thị trường chưa nhìn ra, tài sản đó có thể là miếng đất, có thể là cổ phiếu, cũng có thể là hoàn nhập dự phòng.... Công ty này chính là VNR, hoạt động trong lĩnh vực tái bảo hiểm. Nhìn qua có thể công ty này cũng gần như cũng không tăng trưởng gì mạnh lắm, Book tăng tầm 4-5%/ năm trong khoảng 11-12 năm trở lại đây (tính từ thời điểm 2019). Nhưng cái hấp dẫn đấy là của VNR là công ty này sở hữu TPB với giá vốn tầm 200 tỷ, market value chắc khoảng 1400 tỷ với thời điểm hiện tại. Ngoài ra còn nhiều khoản đầu tư lặt vặt khác vào ABI (cũng có lãi chưa thực hiện), khoản ủy thác vào các quỹ, tính vo cũng được khoảng 100-200 tỷ (lãi chưa thực hiện nữa) Vì 1 dạng asset play "ngắn hạn" nên rationales để thuyết phục mình xuống tiền cũng khá đơn giản. Nói là ngắn hạn chứ mình cũng hold tầm 8-9 tháng thì phải, không chỉ 3 tháng như cuộc thi gì kia. VNR không có ý định hol...

Lạc quan tếu, vĩ mô và "phân tích chỉ số VNIndex"

Hình ảnh
Lâu rồi không viết, gần đây thị trường giảm nên mình lại có hứng viết, và bài này sẽ là hơi dài.  1. Lạc quan tếu Lạc quan tếu (Irrational Exuberance - Robert J. Shiller) là 1 cuốn khá hay nói về những đợt khủng hoảng theo đánh giá của mình. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đều đề cập đến sự hưng phấn của các nhóm người tham gia thị trường từ các nhà đầu tư cá nhân, đến quỹ chuyên nghiệp. Dường như họ bị cuốn vào những dòng xoáy tăng giá và tin rằng "giá đã tăng thế này thì không giảm được đâu", từ đó các nhà phân tích tiếp tục "vẽ" ra các viễn cảnh tương lai tươi sáng, tăng trưởng không ngừng để ra báo cáo mua chỉ khi nhìn lại có lẽ họ mới nói rằng thật là sự tăng giá đó thật điên khùng. Tại sao các CTCK, các chuyên viên phân tích "phải" ra báo cáo mua? Hãy xem thử những trang cuối của các báo cáo phân tích của CTCK, bạn sẽ thấy là với mức lợi nhuận kỳ vọng (upside) bao nhiêu % thì sẽ là báo cáo mua (buy), báo nhiêu % sẽ là nắm giữ (hold), và bao nhiêu % s...

Cắt lỗ

Hình ảnh
Có nên cắt lỗ không? Và khi nào? Câu trả lời, dĩ nhiên là có! Nhưng khi nào/ như nào mới là khó! Warren Buffet còn cắt lỗ rất quyết liệt với ngành hàng không khi covid mới bùng phát trong vòng chưa đầy 1 năm khi mới đầu tư. Với mình, cắt lỗ, dù là bạn đang trading hay investing, câu trả lời vừa khó mà lại vừa dễ đó là, vì sao bạn mua, bán vì lý do đó . Dù investing/ trading, ai cũng đều cần có cho mình 1 triết lý riêng, và cố gắng gắn bó cái triết lý đó càng nhiều càng tốt, điều đó là chìa khoá của thành công, ít nhất quan điểm của mình là như vậy. Mình ủng hộ investing, nhưng mình không hề chê trading, chỉ đơn giản rằng triết lý của trading không phù hợp với mình, mình không thoải mái (comfortable) khi trading dựa trên giá và khối lượng và đặt tài sản của mình vào cái niềm tin kháng cự/ hỗ trợ. Trong trading, mọi người hay dùng phân tích kỹ thuật để tìm điểm mua/ bán, nhưng rồi khi thị trường giảm, mọi người lại không cắt lỗ, lại bảo rằng doanh nghiệp này cơ bản tốt, mình lại là nh...

Thị trường chứng khoán không phải là nên kinh tế???

Hình ảnh
Thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế? Cái bảng giá xanh-đỏ-vàng nhấp nháy nhấp nháy và các bạn tin rằng nó sẽ phản ánh nền kinh tế? Vậy những doanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp SME, FDI... quá nhiều các loại hình doanh nghiệp không trên sàn vậy thì cái "thị trường chứng khoán" đó phản ảnh cả 1 nền kinh tế được sao? Gần như các báo tài chính ở Việt Nam đều dùng từ "chứng khoán" mà còn chẳng hiểu nó có nghĩa là gì? Những từ như "chơi chứng khoán", "đầu tư chứng khoán" được dùng để miêu tả về việc mua/ bán cổ phiếu trên sàn là mình biết ngay người đó chẳng hiểu cái gì cả. Mình thực sự rất dị ứng bởi những cụm từ như thế. Như hiện giờ, đi dạo quanh các diễn đàn, các chuyên gia mọc lên như nấm, các người mới đua nhau khoe lãi, nào là em chơi mấy tháng lãi được cái SH, em đang gồng lỗ, em chơi con này được không các bác... nhiều vô kể. Mình chỉ nghĩ đơn giản, nếu là sự thực, 1 cơ hội làm giàu mười mươi, tại sao mình phải chia sẻ cho ai? ...

Vê nờ mờ

Hình ảnh
 Dạo gần đây, khi đi qua các diễn đàn ngó thấy dân tình "khoe" lỗ VNM làm mình nhớ lại khoảng thời gian rảnh rỗi cách đây khoảng 1 năm khi mình cũng đi hóng hớt zalo và lọt vào group của 1 cậu broker. Câu này phím "múc" VNM vì VNM chỉ đơn giản vì đây  là cổ phiếu bluechip . Mình dò hỏi thì cậu cũng chẳng nói được VNM làm những cái gì, chỉ bảo mua là chắc chắn thắng, không sợ gì cả, mình cũng có chém gió thêm đôi chút nhưng rồi cũng rời khỏi group cho cậu kiếm ăn. (hồi đó VNM cũng tăng tầm 10-15% chưa tính cổ tức thì phải, nhưng đấy là nhìn lại, là hindsight bias - google bảo là gọi là thành kiến nhận thức muộn - nhìn lại thì dễ - VNM lúc đó có thể dễ dàng giảm về 8x như giờ mà, nhìn lại thì bảo nó tăng dễ ợt!) Việc dân tình cùng nhau "khoe" lỗ là 1 trong những biểu hiện hiệu ứng bầy đàn (herding behavior). Anh em cùng nhau "khoe" lỗ 1 mã cổ phiếu nào đó để thấy không đơn, mình thấy rằng bạn cũng lỗ mình thấy "yên tâm" hơn, "an to...

Valuation (định giá)

Hình ảnh
Pha chào bán FE Credit của VPBank thành công vang dội, các broker lũ lượt call (hô mua) VPB bằng các hình thức "định giá" khác nhau.  Mình cũng tranh luận với các chuyên gia, bạn bè mình về phương pháp định giá nên tiện đây mình muốn viết 1 bài với chủ đề này.  Trước đây là TCB năm 2017, và giờ thì là VPB, các "chuyên gia" lại tiếp tục so sánh P/B với VCB. Và hơn 3 năm rồi, P/B TCB vẫn chưa "đuổi kịp" được VCB và hình như vẫn chỉ đạt khoảng P/B 2 thì phải. Định giá là 1 quá trình phân tích để tìm ra được giá trị  của 1 tài sản của 1 tài sản hoặc 1 doanh nghiệp  ( Investopedia ).   Phương pháp định giá thì ở link phía trên cũng có nói sơ qua, họ chia thành định giá tuyệt đối (absolute valuation) và định giá tương đối (relative valuation). Ở đây, mình không nói về các phương pháp định giá mà mình muốn nói thêm về 1 số điểm xung quanh model định giá, 1 bước cuối của định giá. I. Định giá bằng phương pháp absolute không áp dụng được vì có quá nhiều biến số, m...

2020 - Suy thoái là điều tất yếu?

Hình ảnh
 Trước khi nói về bóng ma suy thoái kinh tế hay cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, hãy cùng ôn lại 1 chút về vĩ mô qua video của Ray Dalio - nhà quản lý hedge fund hàng đầu thế giới.    Trong dài hạn, nền kinh tế chỉ phát triển khi năng suất lao động tăng lên. Trong ngắn/ trung hạn có thể năng suất lao động chưa tăng, để có thể thúc đẩy tăng trưởng, ta cần đến tín dụng (credit). Và chính điều này đã dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn và dần dần hình thành chu kỳ nợ ngắn hạn (short-term debt cycle) và chu kỳ nợ dài hạn (long-term debt cycle). Đến thời điểm nào đó, tín dụng tăng quá nhanh, nhanh hơn năng suất lao động dẫn đến suy thoái kinh tế. Theo Dalio, chu kỳ nợ ngắn hạn thường diễn ra từ 5-8 năm, dài hạn thì khoảng từ 75-100 năm. Và suy thoái kinh tế là điều tất yếu. (mượn câu nói kinh điển của Thanos - I am the inevitable)    2007 - khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho hàng triệu người thất nghiệp, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng phá ...

Những điều "họ" không nói với bạn

Hình ảnh
Sau khi viết được 3 bài blogs vui vui, có ông anh lâu lâu không chém gió quay lại hỏi thăm và bảo mình rằng "Chú cũng care chuyện thiên hạ phết đấy", mình thấy đúng thật. Mình viết không chỉ cho mình mà mình cũng viết vì mình hi vọng những kiến thức của mình có thể mang lợi ích gì đó cho những ai đã/ đang mong muốn tích lũy tài sản mà không bị những những người được cho là "chuyên gia" "lừa". 1. Môi giới (broker) sẽ có thu nhập càng cao nếu bạn mua/ bán càng nhiều dù bạn có lỗ bao nhiêu đi nữa!!! Điều này dễ hiểu thôi, mỗi chiều giao dịch của bạn, dù mua/ bán, bạn đều mất phí (hiện tại rẻ nhất là 0.15%/ chiều?) vậy 2 chiều sẽ là 0.3%. Tiếp đó, các broker sẽ đưa các con số kiểu như nếu bạn lỗ 20%, bạn sẽ phải kiếm lại 25% đề huề vồn, con số này tiếp tục to lên khi mà bạn lỗ nhiều hơn. Nhưng, broker cũng "quên" không nói với bạn rằng: (i) Đây không phải là đầu tư : việc mua mua bán hàng ngày không phải là đầu tư đó chỉ là trading (thậm chí là ...

Re-rate

Hình ảnh
Re-rate là 1 từ nghe rất đỉnh cao được các CTCK dùng gần đây trong các báo cáo phân tích/ các bài livestream của mình. Từ này ý chỉ rằng doanh nghiệp nào đó "xứng đáng" một P/B hay P/E cao hơn hay nói cách khác nên/ có thể trả giá cao hơn cho 1 tài sản nào đó.  Trước khi nói về định giá bằng phương pháp so sánh, mình muốn nói đến hành vì của các "nhà đầu tư" trên thị trường trước. Dường như những người này có hành vi như 1 cuộc đấu giá, lao ra mua, cố gắng để mua, trả cao cho 1 tài sản để "kỳ vọng" rằng có người khác sẽ trả cao hơn. Không phải là với 1 tài sản có giá trị là x, nếu mình trả giá y với y thấp hơn nhiều so với x là mình càng hời à? Giá tăng/ giảm không phản ánh giá trị doanh nghiệp. Mình khá bất ngờ khi từ các bạn chuyên viên phân tích trẻ đến head của 1 số phòng phân tích đều có kiểu ý tưởng rằng, giá tăng đấy, sửa giá mục tiếu đi, giá tăng  đấy, nên là báo cáo định giá thế là đúng rồi. Mình thấy dường như các bạn làm pricing chứ không phải...

VNINDEX 1800 - Đầu tư ETF - Risk vs Volatility

Hình ảnh
1. VNIndex 1200 để làm gì? VNIndex 1200 chẳng hề có ý nghĩa gì cả (ít nhất với mình) vì lý do đơn giản mình không tracking index đó. Các "chuyên gia", các CTCK lần lượt dự báo VNI nào là 1200, 1300 hay thậm chí 1400; các bài báo, các page nhảm cũng đưa tin câu like về các mức điểm, các con bạc cũng vì thế kỳ vọng các mức đỉnh cao mới của VNI mà không hiểu rằng cái 1200 hay 1400 có ý nghĩa gì. Đây là VNIndex (hay đúng hơn là mức độ tập trung (concentrated) của VNIndex). 29 Doanh nghiệp này cấu thành hơn 3/4 của index (77.46%), còn lại khoảng 600 Doanh nghiệp vốn hóa chỉ chưa đến 25% của VNI. Vậy nếu Doanh nghiệp mà mình muốn mua/ đầu tư không nằm trong list này (nằm trong 25% còn lại) thì việc VNIndex có ý nghĩa gì không? Còn việc các CTCK thi nhau dự báo VNIndex, có lẽ chính các CTCK này cũng không hiểu dự báo VNIndex để làm gì, hoặc họ dự báo để có cái thông tin để "phím" cho khách hàng. Để VNI 1400 à, dễ ợt, vẽ DCF model sao cho 29 Doanh nghiệp trên đang u...

Đúng người thì thời điểm nào cũng không quan trọng

Hình ảnh
Đúng người ở đây là đúng giá (so với giá trị hay là market cap vs intrinsic value). Nếu đã mua/ đầu tư doanh nghiệp (dù doanh nghiệp đó business có ngon đến mức nào đi nữa) ở giá cao hơn nhiều so với giá trị thực (intrinsic value) (FPT ở thời điểm 2008) thì có thể trong trung -> dài hạn tỉ suất sinh lời chưa chắc hấp dẫn hoặc thậm chí có thể lỗ (tính chi phí vốn) Để đầu tư cổ phiếu cần làm được 2 việc: (1) Hiểu business và (2) định giá doanh nghiệp (phân tích báo cáo tài chính/ modeling...) Peter Lynch's lecture (1) Hiểu business: mình thích cái triết lý đầu tư/ cách tiếp cận của Peter Lynch hơn Warren Buffet (chỉ vì của Peter Lynch phần nào đó dễ áp dụng hơn với nhà đầu tư cá nhân). Trong bài lecture trên, Mr Lynch đề cập đến việc gần như tất cả mọi người khi mua 1 sản phẩm gì đó từ quần áo đến tủ lạnh, tivi.. đều suy tính rất kỹ, so sánh giá cả,... nhưng khi đến cổ phiếu thì lại nghe tin đồn, nghe broker... để mua, thậm chí bỏ tiền nhiều hơn cả mua cái tủ lạnh vào 1 cổ p...